Máy ép tuy ô thủy lực có chức năng tương tự như đầu bóp cốt dây điện cao áp tuy nhiên với công suất lớn hơn rất nhiều. Chi phí cho mỗi lần ép ống tuy ô thủy lực không hề nhỏ, đặc biệt là sự bất tiện khi phải chờ đợi hay mất cả buổi chỉ để tìm nơi ép tuy ô thật sự là lãng phí. Hãy đầu tư ngay một chiếc máy ép ống tuy ô thủy lực giá rẻ để không lãng phí thời gian và tiền bạc.
1. Vai trò của ống thủy lực trong hệ thống
Hệ thống thủy lực luôn làm việc với áp suất cao, ít nhất cũng phải vài trăm bar, trừ những hệ thống nhỏ trong các xưởng tư nhân. Trong các hệ thống nâng hạ, nghiền ép đá, xi măng hay tại các bến cảng, công trường, công suất của các máy thủy lực là vô cùng lớn, hàng trăm hàng ngàn Kw, vì thế áp lực mà ống thủy lực phải chịu cũng tương đương cả trăm ngàn bar.
Môi chất sử dụng chính là dầu thủy lực và sau một thời gian hoạt động, dầu thủy lực thường bị nóng lên và dần biến chất. Làm việc trong môi trường khắc nghiệt áp suất, nhiệt độ cao đòi hỏi ống thủy lực phải có một độ bền nhất định.
Các loại ống thường dùng trong hệ thống thủy lực là ống cứng và ống mềm. Ống cứng dùng trong các đoạn đường ống dài cố định, đoạn dài. Loại ống này khi ghép nối thường dùng các mặt bích cố định bằng mối hàn hay bu lông. Ưu điểm của loại ống cứng là chịu được áp lực cao, rất cao, dễ chế tạo và giá thành xét tổng thể thấp hơn ống mềm. Các loại vật liệu chế tạo ống cứng là gang, thép, thép mạ hợp kim.

Đường ống cứng thủy lực
Một loại ống khác cũng được dùng trong thủy lực là loại ống mềm. Ống mềm thường dùng trong các ứng dụng tạm thời, không cố định, tại những vị trí cong hay uốn lượn không thuận lợi cho việc dùng ống cứng. Ống mềm sử dụng linh hoạt hơn ống cứng, song chi phí lại đắt hơn rất nhiều ống cứng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì ống cứng sử dụng vật liệu là kim loại, công nghệ chế tạo phổ biến nên giá thành rất nhỏ. Ống mềm do vật liệu chế tạo cần phải có độ dẻo, mềm mà loại vật liệu mềm dẻo lại có khả năng chịu áp lực nhỏ hơn rất nhiều so với vật liệu cứng như gang thép, nên cần phối hợp rất nhiều các loại vật liệu như thép lưới, vải tổng hợp, cao su tổng hợp và công nghệ sản xuất công nghệ cao nên giá thành cao hơn rất nhiều so với ống cứng. Mỗi mét ống đường kính 32 mm cũng lên tới cả trăm ngàn, cả triệu.

Ống mềm thủy lực
Ống mềm khi cần ghép nối không dùng phương pháp bắt bu lông đai ốc hay hàn ghép mối như ống cứng mà cần phải tạo các đầu nối. Phương pháp tạo này gọi là ép ống tuy ô thủy lực. Dưới đây là video để các bạn có thể hình dung tốt hơn.
Để có thể tạo được đầu ống tuy ô thủy lực, hiện nay người ta có thể đạt được bằng cả phương pháp thủ công lẫn tự động. Đặc điểm của từng loại máy cũng như những ưu điểm được trình bày ở phần tiếp theo.
2. Máy ép tuy ô thủy lực bằng tay
Đối với những đường ống có kích thước nhỏ, lực ép cần tạo không lớn thì máy ép tuy ô thủy lực bằng tay rất tiện lợi cho chúng ta.

Máy ép ống tuy ô thủy lực bằng tay
Cấu tạo chính gồm một bộ ép cơ khí khi được dầu thủy lực ép sẽ siết chặt mâm cặp lại, tạo ra lực bóp tương đối tác dụng lên đầu ống, cố định chặt đầu ống tuy ô. Để tạo ra được dầu áp cao, một đòn bẩy được thiết kế có tác dụng truyền lực từ cơ tay sang một xi lanh thủy lực được bố trí bên trong máy và được điều khiển bởi một van thủy lực. Trong một chu trình lên xuống của cơ tay thì tương ứng xi lanh cũng chuyển động lên xuống một chu trình. Dầu thủy lực nhờ đó mà được bơm vào khoang và liên tiếp các chu trình sẽ tạo ra được một áp suất nhất định. Xi lanh thủy lực tạo áp suất cho dầu thủy lực như thế nào thì các bạn hãy tham khảo bài viết:
Ưu điểm của máy ép tuy ô thủy lực bằng tay là chi phí đầu tư ban đầu nhỏ, dễ dàng sử dụng và chăm sóc bảo dưỡng định kì đơn giản. Tuy vậy nó lại bộc lộ nhược điểm là công suất máy nhỏ do lực tạo ra phụ thuộc vào con người, thời gian ép đầu ống lâu và không thể ép liên tục do máy hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng. Do những nhược điểm như trên nên máy ép tuy ô thủy lực bằng tay chỉ thích hợp cho những xưởng tư nhân nhỏ có tần suất ép ống thấp.
Về giải công suất, hiện tại công ty bên mình đang phân phối loại máy ép có đường kính từ 4- 25 mm và công suất máy lên tới 72 KGS.
Thông số của một số loại máy như sau:
Máy JKS100:
- Kích thước ống cho phép: 1 inch( 4- 25 mm)
- Lực max: 42 Kgs
- Kích thước máy: 752x667x822mm
Máy JKS160:
- Kích thước ống cho phép: 1 inch( 4- 25 mm)
- Lực max: 72 Kgs
- Kích thước máy: 710x630x630mm
3. Máy ép ống tuy ô thủy lực tự động
Máy ép tuy ô thủy lực tự động ra đời giải quyết được hết những nhược điểm của máy ép tuy ô thủy lực bằng tay. Tuy vậy máy lại có cấu tạo phức tạp hơn đôi chút cũng như trong quá trình sử dụng đòi hỏi người vận hành phải có chút kiến thức. Cấu tạo chính của máy ép ống tuy ô thủy lực tự động cũng gồm một mâm cặp nhiều răng có tác dụng truyền áp lực từ dầu thủy lực tới đầu cốt ống và siết chặt lại. Tuy nhiên lúc này, dầu thủy lực được tạo ra không phải do sức người mà được tạo ra từ bơm thủy lực. Kiến thức về bơm thủy lực các bạn vui lòng tham khảo bài viết:
Chính nhờ việc sử dụng bơm thủy lực mà công suất máy tạo ra sẽ chỉ phụ thuộc vào công suất của bơm mà không còn bị giới hạn bởi sức người nữa. Tùy thuộc vào công suất của động cơ điện và bơm thủy lực mà máy có thể đạt được lực ép rất lớn. Hơn thế nữa, số lượng đầu ép tuy ô trên một đơn vị thời gian cũng tăng lên đáng kể do thời gian giảm và khả năng hoạt động liên tục của máy.
Video tham khảo cho các bạn
Nhiều ưu điểm như vậy tuy nhiên máy ép tuy ô thủy lực lại có nhược điểm chính là chi phí đầu tư ban đầu không hề nhỏ. Tuy vậy nếu nhu cầu sử dụng của các bạn thường xuyên thì vẫn nên đầu tư một máy.
Hiện tại với dòng máy tự động này, bên mình đang phân phối dòng có đường kính từ 4- 25 mm và công suất lên tới 1250 KGS.
Các thông số cụ thể như sau:
Máy JK100:
- Kích thước ống cho phép: 1 inch( 4- 25 mm)
- Lực max: 115 Kgs
- 220V,1PH, 50HZ
- Kích thước máy: 752x667x822mm
Máy JK160:
- Kích thước ống cho phép: 1 inch( 4- 25 mm)
- Lực max: 105 Kgs
- 380V,3PH, 50HZ
- Kích thước máy: 710x630x630mm
Máy JKL500 with UC cotrol:
- Kích thước ống cho phép: 5 inch( 4- 127 mm)
- Lực max: 1250 Kgs
- 380V,3PH, 50HZ
- Kích thước máy: 1290x995x1940mm
4. Những lưu ý khi sử dụng máy ép ống tuy ô thủy lực.
Khi sử dụng máy ép tuy ô thủy lực cả bằng tay lẫn bằng máy, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong quy tắc an toàn cũng như chất lượng sản phẩm. Vì lực ép tạo ra rất lớn nên khi sử dụng tuyệt đối không để tay sát vị trí ép, vô cùng nguy hiểm. Lưu ý trong quá trình ép cần chú ý tính toán áp lực dầu ép cẩn thận. Việc cài đặt áp suất dầu không chuẩn sẽ tạo ra đầu tuy ô kém chất lượng.

Rò rỉ dầu thủy lực
Áp suất đặt nhỏ, đầu tuy ô không chặt, khi hoạt động trong áp suất cao sẽ gây rò rỉ và tuột ống, gây hư hại cho hệ thống. Ngược lại áp suất cài đặt cao sẽ tạo ra lực ép lớn, làm biến dạng đầu ống tuy ô, nứt, thậm chí là vỡ đầu ống. Sử dụng máy ép tuy ô yêu cầu về kinh nghiệm cũng như giác quan cảm nhận của mỗi người sử dụng. Tốt nhất các bạn hãy tham khảo ý kiến của nhà cung cấp máy ép tuy ô thủy lực.
Một lưu ý cuối cùng là sau khi ép đầu ống tuy ô thủy lực xong, các bạn cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ đoạn đầu ống, tránh để bụi bẩn cũng như cát bẩn rơi vào trong đường ống bởi như các bạn đã biết, hệ thống thủy lực rất kị với chất bẩn vì chúng gây hư hại nghiêm trọng cho tất cả các phần tử trong hệ thống.
Còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay cho chúng tôi để có được sự hài lòng nhất. Với đội ngũ tiến sĩ kỹ sư trẻ năng động trong và ngoài nước trên 5 năm kinh nghiệm hi vọng sẽ mang lại sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.

Sự cố của các bạn là trách nhiệm của chúng tôi! Gọi ngay đi!