Cảm biến báo mức chất lỏng chất rắn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Bên cạnh ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xây dựng, trong tất cả các nhà máy cũng đều cần tới các loại cảm biến chất lỏng chất rắn trong việc cung cấp nước sử dụng hay nước thải. Nắm được kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các loại cảm biến, cũng như biết được những dòng cảm biến hiện có trên thị trường sẽ giúp các anh chị lựa chọn đúng chủng loại, thiết kế, mua và thay thế cảm biến báo mức một cách dễ dàng hiệu quả. Nào cùng bắt đầu thôi. Let’s go !!!
1. Cảm biến báo mức là gì ?
Rồi xin chào quý anh chị. Chúng ta lại gặp nhau trong bài viết về cảm biến. Ở bài viết trước, mình đã trình bày cho quý anh chị về cảm biến nhưng là cảm biến trong xi lanh. Còn bài viết này là về cảm biến báo mức. Để mọi người dễ hình dung thì mình xin lấy ví dụ một loại cảm biến đơn giản nhất mà ai cũng biết đó chính là cảm biến báo mức nước hay nôm na còn gọi là phao nước trên sân thượng.
Phao nước là một loại cảm biến báo mức đơn giản nhất. Nó có cấu tạo đơn giản và cơ bản. Chỉ cần nước hạ thì phao hạ làm kín tiếp điểm thông mạch chạy bơm. Nước lên phao lên tách tiếp điểm ngắt bơm. Và cảm biến báo mức là dạng cao cấp hơn về vật liệu, về cấu tạo và về chức năng của phao nước.

Cảm biến báo mức nước
Cảm biến trong xi lanh thủy lực khí nén có nhiệm vụ là nhận biết tín hiệu từ tính khi đầu quả piston đến và xuất tín hiệu ra bộ điều khiển nhờ dây tín hiệu. Có thể hình dung nó như một rơ le trung gian thường mở. Khi có từ tính đến, 2 tiếp điểm sẽ hút nhau thông mạch nên tạo tín hiệu đầu ra. Chi tiết như thế nào, quý anh chị tham khảo bài viết sau để nắm được toàn bộ kiến thức về cảm biến xi lanh nhé:
Đó là về cảm biến xi lanh. Còn chúng ta thì đang đi tìm hiểu về cảm biến báo mức chất rắn chất lỏng. Đọc bài viết xong, lát nữa vào phần mô tả nguyên lí hoạt động, mình sẽ bỏ qua một số định nghĩa và nguyên lí. Anh em nào lười thì quay lại đọc đi trước khi chúng ta bắt đầu.
Cảm biến báo mức là gì ?
Cảm biến báo mức trong tiếng anh là Level Switch hay Level Sensor.
Là một loại cảm biến dạng sậy( kiểu tiếp điểm chứ không có gì nguy hiểm cả anh em nhé. Dịch từ tiếng anh ra thì nó như vậy thôi), mục 2.3 trong bài viết về cảm biến xi lanh mình đã trình bày rất đầy đủ và chi tiết rồi nhé. Khi có tác động từ bên ngoài về mặt cơ học, quang học hay điện từ… thay đổi làm thay đổi trạng thái tiếp điểm của cảm biến, khi đó, cảm biến sẽ thông mạch và xuất tín hiệu về mạch điều khiển hay bộ điều khiển tích hợp.

Cảm biến sậy thực chất là các tiếp điểm
Anh em có thể dùng từ switch hay dùng từ sensor đều đúng cả. Switch trong tiếng anh là chuyển mạch và nó mô tả sự chuyển mạch từ on sang off khi xuất hiện hay mất tín hiệu từ môi chất. Sensor là cảm biến tức là cảm nhận những biến đổi từ ngoài môi trường, môi chất. Level là mức, anh em nào chơi game nhiều thì đều biết từ này, level 1, level 2 tức là trình độ, mức 1 mức 2. Kết hợp lại chúng ta có bộ chuyển mạch báo mức hay cảm biến báo mức, đôi khi người ta cũng gọi là cảm biến báo mực nước, cảm biến báo mực chất rắn, chất lỏng.
Về các tác nhân gây nên sự thay đổi trạng thái tiếp điểm thì có nhiều, nhưng phổ biến nhất, đơn giản nhất là tác nhân vật lí. Mực nước, xăng dầu, dầu thực vật, nước giải khát, bia rượu, sữa, dầu gội đầu thay đổi trong khoảng min max cần phải dùng cảm biến báo mức chất lỏng. Ngô, lạc đậu tương, hướng dương, cát sỏi, xi măng… thay đổi trong khoảng min max cần phải dùng cảm biến báo mức chất rắn.

Cảm biến báo mức chất lỏng, chất rắn bột hạt
2. Nguyên lí hoạt động của cảm biến báo mức
Mình định nêu phần cấu tạo trước khi đi vào nguyên lí hoạt động của cảm biến báo mức. Song do cảm biến có nhiều loại, cấu tạo cũng thay đổi để phù hợp với các ứng dụng nên mình sẽ nêu cụ thể khi chúng ta tìm hiểu từng loại. Ở đây mình xin nêu cấu tạo chung của cảm biến để tiện trình bày nguyên lí hoạt động của sensor.

Cảm biến báo mức parker tại kho
Để cho dễ nhớ phần cấu tạo của cảm biến báo mức, anh em hình dung thế này. Cảm biến bao gồm một đầu dò( phần tiếp điểm đóng mở ấy anh em), các dây dẫn dùng để tạo nguồn nuôi và truyền tín hiệu. Chúng giống như đôi mắt của chúng ta có khả năng nhận biết được đường đi, sự thay đổi của môi trường xung quanh và mạch máu và các dây thần kinh, nuôi dưỡng đôi mắt và truyền tín hiệu về não bộ.
Việc của cảm biến là dò, nhận biết và truyền tín hiệu chấm hết. Còn việc xử lí tín hiệu như thế nào thì đó là nhiệm vụ của thiết bị khác. Đó là chức năng cơ bản cảm biến nói chung.
Nói như vậy thì cảm biến báo mức của chúng ta sẽ được ứng dụng trong các trường hợp có sự thay đổi về môi trường xung quanh, cụ thể là thay đổi về mức, tức là về độ cao của môi chất. Ví dụ như trong các bể nước sinh hoạt hay công nghiệp, cảm biến báo mức nước được dùng để ngắt bơm khi nước đầy và bật bơm khi nước cạn. Hay cảm biến báo mức xăng dầu. Nếu xăng dầu đầy bể thì cũng sẽ đóng hay mở cửa chiết rót.
Phần đầu dò của sensor, đối với cảm biến báo mức, cấu tạo chỉ là các tiếp điểm vô cùng đơn giản. Anh em nào làm việc liên quan tới điện đóm hoặc không thì để ý chút, rơ le trung gian, contactor hay ap-to-mat trong gia đình thì đều có cấu tạo chính là tiếp điểm.

Cảm biến báo mức có mạch là các tiếp điểm
Tiếp điểm gồm có các điểm, thường là 3 điểm. Một điểm trung gian ở giữa nối với 1 dây dẫn, 2 điểm còn lại nối với 2 dây dẫn khác và chúng tạo thành 3 điểm của một tam giác. Thông thường, tiếp điểm 1 sẽ gắn với một trong 2 tiếp điểm khác và hở với 1 tiếp điểm còn lại. Nếu 2 tiếp điểm gắn với nhau thì mạch từ dây dẫn 1, qua tiếp điểm 1, đến tiếp điểm 2 và qua dây dẫn 2 sẽ thông nhau, liền mạch và người ta gọi là mạch thường đóng NC Normally Close. Và đương nhiên, tiếp điểm thứ 3 sẽ lơ lửng, mạch hở và người ta gọi là tiếp điểm thường hở NO Normally Open.
Nguyên lí hoạt động của cảm biến level switch là khi có sự thay đổi về môi chất bên ngoài môi trường, cụ thể là về độ cao, môi chất sẽ tác động vật lí cơ khí lên các thanh truyền, bộ phận truyền dẫn nối với tiếp điểm gây nên sự thay đổi về vị trí tiếp điểm. Sự thay đổi về vị trí này thường chỉ có 2 trạng thái là tiếp điểm 1 rời tiếp điểm 3 gắn vào tiếp điểm 2 hoặc là tiếp điểm 1 rời tiếp điểm 2 gắn vào tiếp điểm 3 tạo ra sự hở mạch và kín mạch điện.
Khi có sự hở hay kín mạch điện thì đều gây nên sự thay đổi về tín hiệu. Có tín hiệu điện hay là mất tín hiệu điện thì anh em đều có thể sử dụng chúng để tạo nên sự đóng ngắt thiết bị khác. Ví dụ như bơm, như động cơ điện, như đèn, như còi báo….
3. Các loại cảm biến báo mức
Có 4 loại cảm biến báo mức Parker cung cấp cho chúng ta bao gồm:
- Cảm biến báo mức dạng xoay
- Cảm biến báo mức dạng màng
- Cảm biến báo mức dạng nổi
- Cảm biến báo mức dạng nổi Lead
4 loại sensor này sẽ có rất nhiều dòng seri model tùy thuộc vào môi chất. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng dòng sensor một nhé.
3.1 Cảm biến báo mức dạng xoay – Propeller Level Switch
Tồn tại 2 seri cảm biến báo mức dạng cánh xoay là JB – SD và JC7.
Loại cb đầu tiên được sử dụng cho các hạt xốp hay nhựa cây hoặc dung dịch đặc sánh tương tự như nhựa cây.
Loại cb thứ 2 có ứng dụng đa dạng hơn. Môi chất chủ yếu là chất rắn như cảm biến báo mức dùng cho các hạt mịn lúa mì, cho đậu tương, cho thức ăn chăn nuôi, đường, xi măng, cát, sỏi, than, than, quặng… hay những hạt có kích thước tương tự vậy.
3.1.1 Seri sensor JB-SD

Cảm biến báo mức parker JB-SD tại kho
Thứ nhất, về đặt tính trước. Đây là dòng cảm biến( viết tắt là cb) chất rắn kiểu tích hợp rất gọn nhẹ. Trong những không gian chặt hẹp, anh em có thể lắp đặt, dễ dàng bảo dưỡng hay bảo trì.
Thứ 2, loại cb này là sự lựa chọn tối ưu cho việc điều khiển những môi chất rắn là bột hoặc những hạt mịn. Anh em có thể dùng cb cho bột gạo, bột lúa mỳ, đường hay những nguyên liệu là hạt, xốp. Chính vì thế, nếu anh em mua cb báo mức cho những thành phần môi chất bên trên thì nhớ lựa chọn loại cảm biến seri JB-SD nhé.
Thứ 3 là ưu điểm của loại cb này chính là độ nhạy cao với lò xo được tích hợp bên trong. Lò xo này được điều chỉnh cho 4 mức. Anh em tha hồ cài tùy thuộc vào mức mong muốn.

Cảm biến báo mức Parker tại kho
Phần thông số chi tiết của cb báo mức, anh em tham khảo chi tiết dưới đây:
- Điện áp: AC 110V, AC 220V(50/60Hz)
- Mức chênh điện áp: ±10%
- Công suất tiêu thụ: 3W
- Khả năng truyền tải tiếp điểm: AC 250V, 3A
- Tốc độ vòng quay là 6 vòng/ phút
- Momen: 300- 600 g/cm
- Nhiệt độ sử dụng: 0 – 60 độ C
Khi mua cảm biến báo mức chất rắn Parker dòng JB- SD, anh em chỉ cần thêm điện áp vào sau mã. Ví dụ JB – SD – AC220V hay JB – SD – AC110V
Về kích thước của sensor seri này, anh em tham khảo hình ảnh sau:

Kích thước lắp đặt cảm biến báo mức JB -SD
3.1.2 Seri sensor JC7

Cảm biến báo mức JC7 tại kho
Trong seri JC7, hãng đưa ra cho chúng ta 3 sự lựa chọn là cb JC7-SD, JC7-SL, JC7-ST cho phù hợp với 3 điều kiện là cơ bản, mức thấp và mức cao.
Về đặc điểm, cảm biến báo mức loại này sử dụng phương pháp cơ khí để do thám nên nó không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm hay khí ga …
Lớp vỏ bằng nhôm nên loại sensor báo mức này có thể được lắp đặt và sử dụng thoải mái ngoài trời mà không lo hư hỏng.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến báo mức seri JC7 là nhờ cớ cấu trúc cơ khí nên dòng cb có thể cảm nhận được chiều cao của chất rắn thông qua các cánh quay.
Các cánh quay được dẫn động nhờ mô tơ điện. Khi có môi chất đầy, chạm vào cánh, các tiếp điểm sẽ tách rời nhau ra và cặp vào tiếp điểm thứ 3.
Có 2 sơ đồ mạch dưới đây:

Sơ đồ mạch cảm biến báo mức chất rắn
Sơ đồ đầu tiên là là sơ đồ chính giúp chuyển đổi tín hiệu để on off thiết bị cần điều khiển. Sơ đồ thứ 2 là sơ đồ ngắt mô tơ để khỏi quá tải khi môi chất rắn đầy chạm vào cánh của cb.
Về thông số kĩ thuật, cảm biến mức JC7 có các thông số sau đây:
- Điện áp hoạt động: AC 110V, AC 220V/50/60Hz
- Độ chênh điện áp: 10%
- Công suất tiêu thụ khi quay là 3W
- Khả năng truyền tải tiếp điểm: AC 250V, 3A
- Tốc độ vòng quay của cánh là 6 vòng/ phút
- Momen tạo ra là: 500- 1000 g/cm
- Trọng lượng là 2 Kg
- Nhiệt độ hoạt động tiêu chuẩn là 0 – 60 độ C
Để lựa chọn mua cảm biến seri JC7 từ hãng Parker, anh em cần cung cấp mã của cảm biến. Mã của cảm biến sẽ có cú pháp sau: JC7 – SD – AC220V N MM P trong đó:
- JC7 là seri cảm biến
- SD là kiểu cánh cb: SD tương đương với 2 cánh, SH là kiểu cánh xiên, SL là 1 cánh, ST là một cánh xong có chất cách nhiệt
- AC220V thì anh em có thể chọn AC110V nếu sử dụng điện áp 110V
- N là chiều dài của cảm biến, kích thước khoảng 100 – 3000 mm đối với dòng SD và SL, 150 – 3000 đối với dòng SH, 100 đến 400 đối với dòng ST
- P kí hiệu ống bảo vệ. Nếu để trống thì không có bảo vệ còn nếu có bảo vệ thì anh em để P
Một lưu ý nhỏ cho mọi người để thuận tiện cho việc lắp đặt cảm biến báo mức là chiều dài cần đầu dò cb được tính từ điểm dưới cùng của mặt bích lắp bu lông gá đặt tới điểm thấp nhất của cánh quay. Anh em nhìn hình cho dễ.
Kích thước cụ thể chi tiết của từng dòng cảm biến như kích thước dài, kích thước lắp ghép, kích thước đầu dò chi tiết dưới đây. Anh em đọc bản vẽ 2D trước khi mua để thay đổi chủng loại hay bể chứa cho phù hợp.

Cảm biến báo mức chất rắn JC7-SH

Cảm biến báo mức chất rắn JC7-SD

cảm biến báo mức dạng xoay JC7-ST

Cảm biến báo mức dạng xoay JC7-SL
3.2 Cảm biến báo mức dạng màng JD-100 – Diaphragm Level Switch

Sensor báo mức nước JD-100
Đây là một loại cảm biến có độ nhạy dễ dàng điều chỉnh nhờ vào việc thay đổi lò xò có độ cứng cao tích hợp bên trong. Ưu điểm của cảm biến báo mức dòng này là cấu trúc rất rất đơn giản, hư hỏng hay sự cố về đầu dò hay mạch đóng cắt là rất hiếm khi xảy ra. Đây là số liệu thống kê của hãng Parker anh em nhé.
Việc bảo dưỡng bảo trì cảm biến hàng năm cũng rất đơn giản. Cấu tạo đơn giản nên anh em nào khéo tay là cũng tháo mở ra xem được. Dễ dàng xử lí vô cùng.
Môi chất mà cảm biến này thường làm việc là bột lúa mỳ hay bột gạo thì tùy anh em nhé. Đậu tương, đậu xanh, đậu đen… miễn là hạt thì cảm biến báo mức dạng này đều sử dụng được. Thức ăn chăn nuôi, đường, cát, sỏi, xi măng….

Lắp đặt cảm biến báo mức JD-100
Về thông số kĩ thuật chi tiết của sensor JD – 100, anh em tham khảo dưới đây:
- Khả năng truyền tải điện qua tiếp điểm là : AC 250V 5A, DC 125V 0.5A
- Momen quay: 500~1000 g/cm
- Nhiệt độ sử dụng cb: 60°C
- Nhiệt độ môi trường xung quanh từ 0 – 60°C
Khuyến cáo: không dùng loại sensor này trong môi trường lạnh.
Kích thước của cảm biến báo mức JD – 100 anh em tham khảo dưới hình sau:

Cảm biến báo mức chất rắn JD – 100
Một số ví dụ về cách lắp đặt cảm biến báo mức JD – 100 cho mọi người tham khảo.
Hướng dẫn lắp đặt cảm biến báo mức JD – 100 và những lưu ý cần thiết.
- Kiểm tra nguồn cấp điện áp đúng mức: 220 V/AC hay 110 V/AC. Động cơ điện có mức điện áp bên trong cố định, không được thay đổi mức điện áp này
- Hãy quan sát và lựa chọn thật cẩn thận nơi lắp đặt cb và lưu ý 2 điểm sau đây.
Thứ nhất, cánh của cảm biến không được vướng hay chạm vào thành bể chứa, các cột trụ hay bất cứ thứ gì ngoài môi chất.
Thứ hai, phải tránh lắp tại miệng bể, nơi mà các hạt đang rơi xuống. Cảm biến báo mức của chúng ta có nhiệm vụ là báo mức cao tính từ dưới đáy bể lên. Tín hiệu thay đổi mạch của cảm biến là sự dâng lên của các môi chất bên trong bể chứ không phải là các hạt rơi từ trên xuống. Chính vì thế nếu anh em lắp tại cửa bể chỗ hạt rơi xuống sẽ làm cảm biến báo không chính xác.
- Khi cảm biến báo mức lắp đặt ngoài trời, một số trường hợp về điện có thể gây ra ngoài ý muốn như dây điện không bền. Nếu cảm biến báo mức đặt thấp hơn dây điện thì nước mưa sẽ chảy theo dây điện vào phần thân cảm biến gây ra những hư hỏng không cần thiết cho cb
- Loại cảm biến báo mức có kết cấu cơ khí và có động cơ đồng bộ mini được lắp bên trong tích hợp bên trong. Chính vì thế, hãy cẩn thận và chắc chắn rằng không có vấn đề nào bên ngoài hay những tạp chất không xâm nhập vào trong khi lắp đặt
- Nếu bể của anh em có bột và nó gây lên áp suất tác động lên bề mặt màng thì công tắc micro được lắp đặt bên trong sẽ hoạt động bởi áp lực chuyển hóa thành lực. Nếu không có bột trong bể, công tắc sẽ tự động về vị trí cũ nhờ hồi vị lò xo bên trong. Khi cần thiết, lực lò xo bên trong có thể được điều chỉnh để phù hợp với độ nhạy của sensor
- Chú ý: Không sử dụng cb trong môi trường mà, lớp màng cao su bị phá hủy hay hư hại anh em nhé
3.3 Cảm biến dạng nổi JF – Float Level Switch

Cảm biến báo mức chất lỏng JF32 tại kho
Tên gọi khác là cảm biến lơ lửng. Chúng có đặc điểm là hoạt động theo sự cản trở của môi chất là chất lỏng như cb xăng dầu, nước sạch, nước thải, dung dịch nước muối, sữa…
Cảm biến báo mức dạng này không bị ảnh hưởng bởi điện dung giữa các dây dẫn bên ngoài, có thể được điều khiển từ xa.
Nhờ lớp vỏ bao bọc tốt bên ngoài có mái che, sensor báo mức dạng này hoạt động tốt ở ngoài trời.
Điện áp hoạt động có thể là 1 pha hay điện áp 3 pha.
Về chủng loại, cảm biến seri JF có 2 loại là cb JF – 32 có lớp nổi là vật liệu nhựa plastic và JF – 302T có lớp nổi là thép sus 304.

Sensor báo mức JF – 32 và JF – 302T
Về thông số kĩ thuật, anh em tham khảo chi tiết dưới đây:
- Khả năng dẫn điện qua tiếp điểm là AC 250V – 50/60Hz, 10A
- Nhiệt độ sử dụng đối với dòng cb JF – 32 là 0~50°C và JF – 302T là 0~120°C
- Vật liệu đầu dò là nhựa với cb JF – 32 và JF – 302T là sus 304 thép không gỉ
- Cảm biến báo mức JF – 32 thường dùng cho chất lỏng là nước sạch, nước thải, dung dịch muối, dung dịch ăn mòn. Cảm biến báo mức JF – 302T thường dùng cho dung môi là sữa, dầu ăn, dầu diezen, rượu …
Kích thước của từng loại cảm biến, anh em tham khảo hình ảnh sau:

Cảm biến báo mức chất lỏng JF32
Về khả năng dẫn điện qua tiếp điểm, tùy từng mức điện áp và loại cảm biến mà có chúng có khả năng chịu dòng khác nhau.
- Mức điện áp AC 110~125V hay AC 220~250V là 10A
- AC 440~480V là 3A
- AC 600V là 2A
3.4 Cảm biến báo mức dạng dẫn JRS – Lead Switch Sensor

Cảm biến báo mức JRS
Đầu cảm biến hình quả bóng kín hoàn toàn nên loại cảm biến này không bị ảnh hưởng bởi áp suất, độ chân không hay khí gas.
Công tắc được bọc kèm ống thủy tinh chứa khí trơ nên nó hoạt động an toàn trong môi trường khí dễ cháy nổ
Khi đầu dò quả bóng di chuyển lên trên hay xuống dưới, do 1 tiếp điểm được cố định ở bên trong nên tiếp điểm gắn vào quả bóng sẽ gắn vào hoặc tách ra tạo nên sự đóng mở mạch.
Tùy thuộc vào ứng dụng mà chúng ta có thể sử dụng như một tiếp điểm thường đóng hay thường mở anh em nhé.
Trong seri JRS, có 2 loại cảm biến là JRS – S là cảm biến 1 đầu dò và cảm biến JRS – D là cảm biến 2 đầu dò. Cả 2 loại cảm biến báo mức này đều có thể dùng để báo mức chất lỏng như nước sạch, nước thải, dung dịch muối, dầu ăn, dầu đậu nành, rượu…

Cảm biến báo mức JRS tại kho
Về thông số kĩ thuật của cảm biến JRS, anh em tham khảo dưới đây:
- Mức điện áp cung cấp: AC 110V, AC 220V/ 50/60Hz
- Mức chênh áp cho phép là ±10%
- Công suất tiêu thụ là 2W
- Khả năng dẫn của tiếp điểm là dòng 2A / AC 250V
- Vòng đời sử dụng là 5.000.000,00 lần đóng mở
- Nhiệt độ làm việc là 0-80°C
Cách xác định mã đặt hàng khi anh em lựa chọn cảm biến báo mức dòng JRS.
JRS – S – I – L – L1- L2
trong đó:
- S là số quả bóng đầu dò. S là 1, D là 2
- I là bộ điều khiển tích hợp trong. Nếu bộ điều khiển không tích hợp bên trong thì anh em lựa chọn O
- L là chiều dài tổng của cảm biến. Anh em cần cảm biến báo mức dài bao nhiêu thì điền vào nhé
- L1 là vị trí của tiếp điểm trên
- L2 là vị trí của tiếp điểm dưới
Dưới đây là kích thước cụ thể cho cả 2 dòng cảm biến báo mức 1 ball và 2 ball.
Rồi ok. Bài ngày hôm nay mình đã giới thiệu cho anh em các loại cảm biến báo mức nước, chất lỏng chất rắn phổ biến của Parker. Bài hôm sau mình sẽ hướng dẫn anh em cách lắp đặt cb sao cho chuẩn. Hi vọng giúp ích được cho anh em. Anh em cần tư vấn hay mua cảm biến báo mức thì liên hệ mình nhé. See you later !
Còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay cho chúng tôi để có được sự hài lòng nhất. Với đội ngũ tiến sĩ kỹ sư trẻ năng động trong và ngoài nước trên 5 năm kinh nghiệm hi vọng sẽ mang lại sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.
Sự cố của các bạn là trách nhiệm của chúng tôi! Gọi ngay đi!